Kỹ thuật trồng đu đủ

Danh mục: Kiến thức nhà nông | Ngày đăng: 2023-03-27 09:10:56 | Được đăng bởi: Ban Quản Trị


Nasaki cùng quý bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng đu đủ hiệu qua



Nasaki cùng quý bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng đu đủ hiệu quả

1. Chọn hạt giống:

- Chọn quả chín, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước, chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô rồi gieo ngay.

- Hạt nảy mầm đều đặn sau 10-15 ngày. Cũng có thể gieo hai ba hột trong bầu nhỏ để trừ hao khi hạt ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại hay để tỉa bớt cây đực.

2. Trồng cây

Cây đu đủ không chịu phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém, do đó cần chọn đất không nhiễm phèn, tơi xốp, thoát nước tốt.

Nên đặt thân nằm nghiêng xuôi theo chiều gió mạnh để hạn chế bộ rễ ăn sâu.

Mật độ trồng: Thường trồng theo dạng hình chữ nhật, cây cách cây 1,5 – 2 m và cách hàng 2,5 – 3,0 m nên trồng thưa giữa hai hàng để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.

3. Bón phân

a - Phân hoá học bón theo tỉ lệ 3 – 2 – 4

+ Urê: 300g/ cây/ năm

+ Lân: 500g/ cây/ năm

+ Kali: 350g/ cây/ năm

Luợng phân này chia ra làm nhiều lần bón:

+Lần I: 2/3 tổng số luợng phân bón trong 4 tháng đầu sau trồng:

* Từ 1-2 tháng đầu: 50g/ 10lít nước (tuới 5 – 7 ngày/ lần)

* Từ tháng thứ 3 – 4: bón gốc lượng phân còn lại (bón 15 ngày/ lần)

+ Lần II: 1/3 tổng lượng phân còn lại bón vào tháng thứ 5, 6, 7, xới đất cách gốc 30 – 40cm.

Mỗi lần bón phân nên đắp thêm một lớp mỏng đất mặt khô, đồng thời đắp lấn rộng thêm mô trồng để tạo lớp đất mặt tốt để rễ cám ăn lan rộng ra. Không nên đắp thêm đất quá cao cây sẽ bị thối gốc.

Ở các vùng đất kém dinh duỡng có thể bón luợng phân nhiều hơn, nhưng chú ý cần tăng đều tỷ lệ các loại phân.

b - Phân hữu cơ: bón lót 10 kg/cây phân hoai mục (tuỳ theo nguồn phân hiện có).

c - Bón vôi: ở những vùng đất ít đuợc bồi đắp phù sa, hàng năm bón 100 – 200g vôi/ cây. Phân vôi cũng có khả năng hạn chế bệnh vàng bạc trên đu đủ

4. Tuới nuớc: tưới vừa đủ nước cho cây, nên tưới nhiều lần để cây sinh trưởng tốt. việc khống chế mực nước trong mương vườn cũng có tác dụng tích cực nâng cao tuổi thọ của vườn đu đủ.

5. Làm cỏ: làm cỏ bằng tay, đu đủ dễ mẫn cảm với thuốc diệt cỏ do đó hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ cỏ đặc biệt là 2,4D dễ làm chết cây.

Lưu ý: Cây Đu đủ ưa nước, sợ úng.

CHÚ Ý PHÒNG TRỪ CÁC LOẠI SÂU BỆNH:

  1. Rệp sáp: phát triển nhiều trong mùa nắng, gây hại ở ngọn thân, lá, trái, bông,… chích hút nhựa cây làm trái kém phát triển, tạo môi trường nấm bồ hống tấn công.
  2. Rệp dính: bám và chích hút gây hại trên trái, đọt non, mặt dưới lá.
  3. Nhện đỏ: Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ. Nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ từng đám cỡ móng tay hay đồng xu… lá bị vàng, bị khô cháy và rụng.

    Hoa bị thui không đậu trái được, trái non có thể bị rụng, Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa, do tốc độ tích luỹ mật số rất nhanh.

  4. Bệnh đốm vòng Do siêu vi khuẩn Papaya Ringspot Virus, gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, trái đến thân và cuống lá: Siêu vi trùng gây bệnh không truyền qua hạt giống, chúng lây bằng hai cách: do tiếp xúc cơ giới và côn trùng môi giới, chủ yếu là rầy mềm, bệnh lây lan rất nhanh, nhất là những cây được 5 - 6 tháng tuổi trở đi.

  5. Bệnh khảm: Do siêu vi khuẩn Papaya Mosaic Virus gây ra. Giống như đốm vòng, bệnh khảm cũng là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ. Ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang mầu vàng, nhỏ lại, biến dạng.

  6. Bệnh cháy lá do nấm Helminthosporium rostratum: Bên dưới chóp lá có các đốm úng nước, lan dần vào bên trong lá làm lá bị nâu và khô, bệnh nặng cuống lá bi héo mềm và rụng.

  7. Bệnh phấn trắng do nấm Oidium caricae: Mặt dưới lá bị đóng phấn màu trắng, nếu nhiễm nặng lá sẽ phát triển kém. Trên trái cũng bị các đốm phấn trắng tròn hay hình bầu dục và phát triển kém.

  8. Bệnh đốm lá: do nấmPhyllosticta sulata: Vết bệnh có hình tròn, hình trứng hoặc thon dài hay bất dạng. Giữa vết bệnh có màu bạc trắng viền vàng hay nâu, vùng bệnh khô mỏng dần và rách đi.

  9. Bệnh thối gốc:do nấm Pythium spp gây hại nặng vào đầu mùa mưa, bệnh làm lá cây bị vàng, rũ xuống và trái cũng bị rụng. Gốc bị thối cây ngã ngang, chết. Bệnh lan dần xuống rễ làm rễ cây bị chết.